Saturday, May 23, 2020

Chương VII --Thi Ca Mỹ Thời Kỳ 1945-1990: Chống Lại Truyền Thống -- Các Nhà Thơ Sắc Dân Thiểu Số: Thơ Của Người Mỹ Gốc Á Châu


Thơ Của Người Mỹ Gốc Á Châu
Giống như thơ của các tác giả Chicano và gốc Mỹ La tinh, thơ của người Mỹ gốc Á cũng cực kỳ đa dạng.  Người Mỹ gốc Nhật, Trung hoa và Phi luật tân có thể đã từng ở Mỹ qua 8 thế hệ, trong khi người Mỹ gốc Đại hàn, Thái lan và Việt nam là những người nhập cư tương đối mới đây hơn.  Mỗi nhóm đều phát triển từ truyền thống ngôn ngữ, lịch sử và văn hóa riêng biệt.
Dòng văn học của người Mỹ gốc Á châu thường nhấn mạnh nhiều đến vùng bờ biển Thái bình dương* và các sáng tác của phụ nữ. Người Mỹ gốc Á thường phản kháng lại cách nhìn rập khuôn thường có, xem họ là nhóm người "ngoại quốc" và "đàng hoàng."  Các nhà mỹ học thường so sánh những truyền thống văn chương Tây phương với Á đông --thí dụ so sánh khái niệm Đạo/Tao với Lý trí/Logos.
Các nhà thơ Mỹ gốc Á lấy cảm hử́ng từ nhiều nguồn, từ hát bội của Trung hoa đến Phật giáo Thiền tông; các truyền thống văn học Á châu, đặc biệt là Thiền, đã từng gợi cảm hứng cho nhiều nhà thơ không phải gốc Á châu, như chúng ta có thể thấy trong tuyển tập xuất bản năm 1991 tựa đề Dưới Một Vừng Trăng Đơn Lẻ:Phật Giáo Trong Thơ Ca Mỹ Đương Đại/ Beneath a Single Moon: Buddhism in Contemporary American Poetry. 
Những nhà thơ Mỹ gốc Á châu gồm nhiều nhóm: từ chỗ chống lại quy ước như Frank Chin (1940- ), một trong những người chủ biên tập Aiiieeeee! (tuyển tập văn học của các tác giả người Mỹ gốc Á châu ra đời rất sớm) đến những tác giả sử dụng rất nhiều các quy ước truyền thống như Maxine Hong Kingston (1940- ).  Janice Mirikitani (1942- ), một người Mỹ gốc Nhật thế hệ thứ ba (sansei), nói lên lịch sử người Mỹ gốc Nhật, và chủ biên nhiều tuyển tập như Những Người Phụ Nữ Thế Giới Thứ Ba/Third World Women (1973), Đã Đến Lúc Phải Làm Càng! Thần Chú Từ Thế Giới Thứ Ba / Time To Greez! Incantation from the Third World (1975), và Ayumi: Tuyển Tập Văn Học Của Người Mỹ Gốc Nhật/Ayumi: An Anthology of Japanese Americans (1980).
Tập thơ Cô Dâu Trong Bức Ảnh/ Picture Bride của Cathy Song (1955-), người Mỹ gốc Trung hoa, cũng diễn lại lịch sử qua những mảnh đời của người trong gia đình bà.  Nhiều nhà thơ Mỹ gốc Á đi sâu tìm hiểu tình trạng đa văn hóa ở Mỹ.  Trong bài thơ "Không Khí Thực Vật"/“TheVegetable Air” (1988) của Song, một thị trấn nghèo với những chú bò thả rong nơi công cộng, một quán ăn Tàu và tấm biển quảng cáo Coca-Cola treo lệch, biểu trưng cho cuộc sống đa văn hóa mất gốc ngày nay, được nghệ thuật làm cho dễ thở, trong trường hợp này là một bài hát opera chơi trên máy cassette:

rồi bài hát quen thuộc
trỗi lên như mặt trăng
nhấc bạ̣n ra khỏi chính bạn,
đưa bạn đến một xứ sở khác
ở đó, trong một giây phút, bạn thong dong du hành.

then the familiar aria,
rising like the moon
lifts you out of yourself,
transporting you to another country
where, for a moment, you travel light.

---
*
The Pacific Rim nói về vùng bao quanh Thái bình dương.  Nó bao gồm miền duyên hải phía tây Bắc và Nam Mỹ châu, Úc châu, đông Á, và các đảo ở Thái bình dương.  
The Pacific Rim refers to the geographic area surrounding the Pacific Ocean. The Pacific Rim covers the western shores of North America and South America, and the shores of Australia, eastern Asia and the islands of the Pacific.
** 
Logos là từ thường được dùng trong triết học, tâm lý học, tu từ học và trong các tôn giáo Tây phương, có từ căn gốc Hy lạp mang nhiều nghĩa như "nền tảng," lời tuyên bố," "ý kiến," "sự mong đợi," "từ ngữ," "diễn văn," "bài tường thuật," "lý trí," "phần/đoạn," "thảo luận."
Logos is a term in Western philosophy, psychology, rhetoric, and religion derived from a Greek word variously meaning "ground", "plea", "opinion", "expectation", "word", "speech", "account", "reason", "proportion", and "discourse". 
***
 Tác phẩm đoạt giải Thi Tuyển Yale Dành Cho Các Nhà Thơ Trẻ do đại học Yale tổ chức năm 1982 là tập thơ Cô Dâu Trong Hình của Cathy Song, nói về con người và vô số các cuộc hành trình của họ.  Nhà thơ nổi tiếng Richard Hugo nói: "Thơ của cathy Song là những đóa hoa: đủ màu sắc, gợi tình, và trầm lặng, và chúng được e ấp dâng lên như những bó hoa tặng cho những phút giây trong đời tưởng chừng như nhỏ nhoi nhưng, khi hồi tưởng lại, lại là những giây phút quý giá nhất.  Bà thường nhắc nhở cái thế giới cứng ngắc, lạnh lùng, ồn ào về điều thật sự quan yếu cho tinh thần con người." 
The winning volume in the 1982 Yale Series of Younger Poets competition is Cathy Song’s Picture Bride, a book about people and their innumerable journeys. Distinguished poet Richard Hugo says, “Cathy Song’s poems are flowers: colorful, sensual, and quiet, and they are offered almost shyly as bouquets to those moments in life that seemed minor but in retrospect count the most. She often reminds a loud, indifferent, hard world of what truly matters to the human spirit.”

Sinh ra tại Honolulu, Hawaii năm 1955, Cathy Song tốt nghiệp cử nhân B.A. tại đại học Wellesley năm 1977, và nhận bằng cao học văn chương về sáng tác ở đại học Boston năm 1981.  Thơ bà được in trong các văn tuyển các tác giả châu Á Thái bình dương, và trong tập Con Ngựa Đen/Dark Horse, Tập San Cánh Đồng Xanh/The Greenfield Review, và Chi Nhánh Miền Tây/West Branch.  Giải Thi Tuyển Yale Dành Cho Các Nhà Thơ Trẻ cho đến giờ vẫn là giải thơ lớn.  Theo Tạp chí Thư Viện. 

Born in Honolulu, Hawaii, in 1955, Cathy Song received a B.A. from Wellesley College in 1977 and an M.A. in creative writing from Boston University in 1981. Her poems have appeared in an anthology of asian-pacific literature and in Dark Horse, The Greenfield Review, and West Branch.
Born in Honolulu, Hawaii, in 1955, Cathy Song received a B.A. from Wellesley College in 1977 and an M.A. in creative writing from Boston University in 1981. Her poems have appeared in an anthology of asian-pacific literature and in Dark Horse, The Greenfield Review, and West Branch.
"The Yale Series of Younger Poets remains the most prestigious [of poetry contests]."—Library Journal



No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.