Sang những năm 1980 các tạp chí nghiên cứu, tổ chức chuyên nghiệp, và tạp chí văn học chuyên về các tác giả thiểu số ra đời. Các hội nghị chuyên đề về những tác phẩm văn học thiểu số cụ thể xuất hiện, và tiêu chuẩn về "tác phẩ̉m lớn/kinh điển" (classics) đã mở rộng, bao gồm cả các tác giả thiểu số có tên trong các văn tuyển và danh sách tác phẩm được chọn đưa vào trường học. Các chủ đề quan tṛong gồm chủng tộc, các sắc dân khác nhau, đời sống tâm linh, vai trò của gia đình và của nam nữ, và ngôn ngữ.
Thơ của các tác giả thiểu số giống các tác phẩm của những nữ thi sĩ ở chỗ đa dạng và thỉnh thoảng bày tỏ sự phẫn nộ. Thơ nở rộ qua tác phẩm của những nhà thơ Mỹ gốc Nam Mỹ hoặc Mễ Tây Cơ như Gary Soto, Alberto Rios, và Lorna Dee Cervantes; gốc người da đỏ như Leslie Marmon Silko, Simon Ortiz, và Louise Erdrich; gốc Phi châu như Amiri Baraka (Le Roi Jones), Michael S. Harper, Rita Dove, Maya Angelou, và Nikki Giovanni; gốc Á châu như Cathy Song, Lawson Inada, và Janice Mirikitani.
Thơ Của Các Tác Giả Gốc Mễ Tây Cơ và Nam Mỹ
Thơ mang ảnh hưởng Tây Ban Nha bao gồm tác phẩm của nhiều nhóm thi sĩ khác nhau. Trong số này có những tác giả là người Mỹ gốc Mễ Tây Cơ, được xem là người Chicano từ những năm 1950, và đã sống qua nhiều thế hệ ở những tiểu bang miền Tây Nam nước Mỹ, cạ̣nh Mễ Tây Cơ khi cuộc chiến giữa Mễ và Mỹ kết thúc năm 1848.
Trong số những người gốc Tây Ban Nha sống ở quần đảo Carribean, người Mỹ gốc Cuba và người Puerto Rico vẫn tiếp tục duy trì các truyền thống văn học quan yếu và nổi bật của họ. Thí dụ, tài năng thiên phú về hài kịch của người Mỹ gốc Cuba khác hẳn thơ ai điếu giàu xúc cảm của các tác giả Chicano như Rudolfo Anaya. Những người mới nhập cư từ Mễ Tây Cơ, Nam Mỹ hay Trung Mỹ, và từ Tây Ban Nha thường góp phần làm phong phú thêm dòng văn học này.
Thơ của người Chicano, tức là người Mỹ gốc Mễ Tây Cơ, vốn có truyền thống đọc ngâm (oral) phong phú với dạng thơ corrido, tức ballad. Các tác phẩm tiên phong đều nói đến sức mạ̣nh truyền thống của cộng đồng Mễ, và sự kỳ thị của nguoi da trắng mà đôi khi họ gặp phải. Thỉnh thoảng các nhà thơ này pha trộn tiếng Tây Ban Nha với tiếng Anh thành vần điệu như trong thơ của Alurista và Gloria Anzaldúa. Thơ của họ chịu ảnh hưởng của truyền thống đọc ngâm nhiều, và khi được đọc lên thơ của họ tác động rất mạnh.
Một số tác giả làm thơ bằng tiếng Tây Ban Nha theo truyền thống vốn có từ trường ca đầu tiên của mảnh đất ngày này là nước Mỹ — tác phẩm Lịch Sử Nước Mễ Tây Cơ Mới /Historia de la Nueva México của Gaspar Pérez de Villagrá kỷ niệm lại cuộc chiến năm 1598 tại Acoma, New Mexico, giữa người Tây Ban Nha và người da đỏ Pueblo.
Văn bản thơ trọ̣ng tâm của thi ca Chicano, tác phẩm Tôi là Joaqin/I Am Joaquin của Rodolfo Gonzales (1928-2005), nói lên vấn đề giao thoa văn hóa: nhân vật trong bài thơ bị "Lạc trong một thế giới hỗn độn/Bị cuốn vào cơn lốc của xã hội người da trắng/Đầu óc rối mù về các luật lệ..."
“Lost in a world of confusion/Caught up in a whirl of gringo society/Confused by the rules....”
Nhiều tác giả Chicano đã tìm thấy nguồn sống từ cội nguồn Mễ Tây Cơ xa xưa của mình. Khi nghĩ đến xứ Mễ Tây Cơ hùng vĩ, Lorna Dee Cervantes (1954- ) đã viết "bài trường thi"/ “an epic corrido” *ngân vang trong huyết mạch của mình, trong khi Luis Omar Salinas (1937-) cảm thấy ông là "thiên thần của dân Aztec."**
---------
*The Mexican Corrido là một dạng dân nhạc ballad mô tả đặc thù đời sống người Mễ Tây Cơ trong hơn một thế kỷ. Nhạc corrido gồm ba loại hoặc ba đặc tính: nhạc trữ tình, trường ca, và nhạc truyện.
The Mexican Corrido is a form of musical folk ballad that has been a typical expression of Mexican life for well over a century. The corrido encompasses three generic sub-types or qualities: lyric, epic, and narrative.
** Aztec là những người tự xưng mình là Culhua-Mexica, nói tiếng Nahuatl, một giống dân bản địa trị vì một vương quốc lớn ở thung lũng Mễ Tây Cơ, tức miền trung và nam Mễ Tây Cơ ngày nay, vào thế kỷ 15 đầu thế kỷ16.
Aztec, self name Culhua-Mexica, Nahuatl-speaking people who in the 15th and early 16th centuries ruled a large empire in what is now central and southern Mexico. The Aztecs are so called from Aztlán (“White Land”), an allusion to their origins, probably in northern Mexico.
-------
Phần lớn thơ Chicano đều diễn bày những vấn đề riêng tư, nói lên cảm xúc cá nhân hoặc gia đình và các thành viên trong cộng đồng. Gary Soto (1952-) sáng tác dựa trên truyền thống xưa của người Mễ tôn kính tổ tiên đã quá vãng của họ, những gì ông viết vào năm 1981 lại mô tả tình trạng đa văn hóa của người Mỹ ngày nay:
Nến đã thắp lên cho người đã khuất
Phía trước tất cả chúng ta là hai thế giới
Vào thập niên 1980, thơ Chicano đã đạt được một tầm vóc quan trọng mới, và các tác phẩm của Cervantes, Soto, và Alberto Rios đều được phổ biến rộng rãi trong các tuyển tập.
ThơThổ Dân Da Đỏ Mỹ
Thổ dân da đỏ từng sáng tác những bài thơ rất hay, có thể do họ theo truyền thống có các bài hát của thầy bùa chú (shaman), những vị vốn đóng vai trò quan yếu trong di sản văn hóa của họ. Các tác phẩm này rất tuyệt vời khi cầu xin thiên nhiên một cách sống động, đôi khi biến thiên nhiên gần như huyền diệu thần bí. Các nhà thơ người da đỏ cũng nói lên nỗi bi thương họ phải gánh chịu khi di sản phong phú của họ bị mất đi không thể tìm lại.
Simon Ortiz (1941- ), một người da đỏ thuộc bộ tộc Acoma Pueblo,* đã viết nhiều bài thơ thẳng thắn dựa vào lịch sử, đi sâu tìm hiểu các mâu thuẫn của người dân bản xứ sống trong nước Mỹ ngày nay. Thơ của ông thách thức người đọc da trắng vì nó thường nhắc họ nhớ đến sự bất công và bạo lực mà họ đã từng dùng đối với thổ dân da đỏ. Thơ Simon Ortiz nói lên viễn cảnh sống hài hòa giữa các sắc tộc trên cơ sở cảm thông sâu sắc.
Trong bài thơ "Tấm Chăn Bông Hình Những Vì Sao"/“Star Quilt,” Roberta HillWhiteman (1947-), thuộc bộ tộc da đỏ Oneida, tưởng tượng ra một tương lai đa văn hóa giống như "tấm chăn bông đầy hình những vì sao,/được dệt từ ánh sáng bình minh," trong khi Leslie Marmon Silko (1948- ), thuộc bộ tộc Laguna Pueblo, lại sử dụng ngôn ngữ bình dân và các mẫu chuyện truyền thống để dệt nên những vần thơ du dương và lắng đọng trong tâm hồn người đọc. Qua bài thơ "Trong Ánh Sáng Của Cơn Bão Giá Lạnh"/ “In Cold Storm Light” (1981), Silko đã đạt được âm hưởng như thơ haiku Nhật bản:
từ bầu trời dầy đặc băng giá
chạy vụt qua
vó chân khua
lượn vòng trên chòm cây
chú tuần lộc xứ tuyết đến
chuyển luân, di động
bài ca trắng
gió bão luồn qua những cành cây
out of the thick ice sky
running swiftly
pounding
swirling above the treetops
The snow elk come,
Moving, moving
white song
storm wind in the branchesLouise Erdrich (1954- ), cũng là tiểu thuyết gia như Silko, đã sáng tạo ra những đọan độc thoại đầy kịch tính mạnh mẽ, giống nhưng một vở kịch cô đọng. Các tiểu thuyết gia này mô tả không nhân nhượng cảnh các gia đình người da đỏ vật lộn với nạn rượu chè, thất nghiệp và nghèo khó nơi biệt khu Chippewa. Trong bài "Cuộc Hội Ngộ Gia Đình"/ “Family Reunion”(1984) của Erdrich, một người chú say rượu và tàn ác trở về biệt khu sau nhiều năm sống nơi thành thị. Vì ông ta mắc bệnh tim, đứa cháu gái bị ông đối xử tàn tệ, và cũng là người kể chuyện, nhớ lại việc chú mình đã giết một con rùa to nhiều năm trước đây, bằng cách nhét viên pháo vào con rùa. Đoạn cuối bài thơ đã liên hệ Chú Ray với con rùa nạn nhân của ông:
Bằng cách nào đó chúng ta đã tìm ra đường về
Chú Ray hát lại bài hát xưa cho cái xác
đã lôi kéo chú về nhà
đôi tay chú nay như vây cá xám xịt
đóng đinh vít các lóng xương vào tấm bảng gỗ.
Gương mặt chú lộ vẻ nhẫn nhục trầm lặng kỳ lạ
như mặt đứa bé lúc nào cũng chẳng màng để ý đến vết thương,
hay gương mặt của con thú từng sống lâu dưới nước
và các thiên thần đến
giương ná bắn chúng và thải rác rưởi.
Somehow we find our way back,
Uncle Ray
sings an old song to the body
that pulls him
toward home. The gray fins that
his hands have become
screw their bones in the
dashboard. His face
has the odd, calm patience of a
child who has always
let bad wounds alone, or a
creature that has lived
for a long time underwater.
And the angels come
lowering their slings and litters.
---
* Acoma Pueblo là nhóm thổ dân sống cách thành phố Albuquerque, tiểu bang New Mexico khoảng 60 dặm về phía tây. Làng Acoma Pueblo gồm có bốn cộng đồng da đỏ: Sky City, Acomita, Anzac, và McCartys. Bộ tộc Acoma Pueblo được liên bang nhìn nhận là một bộ tộc riêng.
Acoma Pueblo is a Native American pueblo approximately 60 miles west of Albuquerque, New Mexico in the United States. Four communities make up the village of Acoma Pueblo: Sky City, Acomita, Anzac, and McCartys. The Acoma Pueblo tribe is a federally recognized tribal entity.
(Còn tiếp)
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.