Khuynh hướng hậu hiện đại gợi lên hình ảnh những mảnh vụn vỡ, rời rạc: ghép nối hình, pha trộn lai giống, sử dụng nhiều tiếng nói, cảnh tượng và danh tính khác nhau. Các tác giả hậu hiện đại đặt câu hỏi về cơ cấu bên ngoài, về chính trị, triết học và nghệ thuật. Họ có khuynh hướng không tin tưởng các truyện kể xếp vào bậc thầy của dòng tư tưởng hiện đại, mà họ cho là đáng ngờ vực về mặt chính trị. Thay vào đó, họ đào sâu khai thác các thể loại văn hóa quần chúng, nhất là khoa học giả tưởng, truyện điệp viên, dọ thám, và kết quả là họ trở thành những nhà khảo cổ học về văn hóa quần chúng.
Tác phẩm Tiếng Động Rù Rù của Don DeLillo, gồm 40 phần, giống như các phân đoạn chiếu của video, làm nổi bật lên tình trạng tiến thóai lưỡng nan của việc diễn bày. Một nhân vật trong truyện nêu thắc mắc: “Trước khi có Tivi, người ta có ngu đần như thế này không?” Tác phẩm khổng lồ (dài 1,000 trang, với 900 chú thích) Trò Đùa Không Cùng của David Foster Wallace pha trộn những tên khủng bố buộc phải ngồi trên xe lăn, những kẻ nghiện xì ke ma túy với những đoạn mô tả về tương lai của một xứ sở giống như Hoa kỳ. Trong truyện Galatea 2.2 Richard Powers đan kết kỹ thuật phức tạp với đời sống riêng tư.
Chịu ảnh hưởng của Thomas Pynchon, các tác giả hậu hiện đại thêu dệt nên những cốt truyện phức tạp, đòi hỏi trí tưởng tượng bay bổng. Thường các tác giả này trải phẳng chiều sâu lịch sử thành ra còn một chiều mà thôi. Tiểu thuyết của William Vollmann trải qua những quãng thời gian không gian thật rộng dài khác nhau dễ dàng như con chuột máy vi tính di động tới lui giữa các văn bản.
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.