Saturday, November 6, 2021

Chương 10 - Văn Học Mỹ Đương Đại

Nước Mỹ là một trong những nước đa dạng đa văn hóa nhất thế giới.  Với dân cư trên 300 triệu người Mỹ thường khoe rằng có đến 30 triệu sinh ở nước ngoài nói được nhiều thứ tiếng và phương ngữ khác nhau.  Hằng năm có khoảng  một triệu người dân nhập cư mới, phần lớn đến từ Á châu và châu Mỹ La tinh.

Tương tự, văn học Mỹ ngày nay cũng đa dạng, phong phú, và chuyển biến rất ngoạn mục.  Khắp các vùng miền đều có những tiếng nói mới xuất hiện, thách thức các ý tưưởng cũ và thích nghi văn học truyền thống của nhóm mình cho phù hợp với tình hình thay đổi của đời sống trong cả nước.  Sự thăng tiến về kinh tế và xã hội đã cho phép các nhóm trước đây không có tiếng nói nhiều nay có thể diễn bày, truyền đạt đầy đủ hơn, cùng lúc các phát kiến mới về kỹ thuật cũng đã cho phép diễn đàn công luận hoạt động với tốc độ nhanh.  Các câu lạc bộ đọc sách nở rộ, hội chợ sách, lễ hội văn học, và các cuộc “thi diễn đọc thơ”  (ở đấy các nhà thơ trẻ có thể tham dự và đọc thi phẩm của mình) đều thu hút được sự tham gia nhiệt tình của khán giả.  Việc một câu lạc bộ sách chọn giới thiệu một tác phẩm mới có thể đưa một tác giả vô danh vào ánh sáng chói ngời trên văn đàn chỉ qua một đêm.

Vào một ngày Chủ nhật điển hình danh sách các sách bán chạy nhất đăng trong mục Điểm Sách của New York Thời Báo chứng minh cho ta thấy tính đa dạng phong phú của toàn cảnh văn học Hoa kỳ hiện nay.  Thí dụ vào tháng Giêng năm 2006 danh mục sách có bìa mềm bán chạy nhất gồm có “thể loại”/genre tiểu thuyết hư cấu –tiểu thuyết diễm tình gợi dục của Nora Roberts, truyện trinh thám của John Grisham, các truyện án mạng ly kỳ bí ẩn –bên cạnh sách phóng sự (không hư cấu) khoa học của nhà nhân chủng học Jared Diamond, sách về xã hội học cho quần chúng đọc của tác giả Malcolm Gladwell viết cho tạp chí Người New York cùng những chuyện kể về cai nghiện và tội phạm hình sự.  Trong thể loại sau cùng phải nhắc đến việc in lại tác phẩm tiên phong Máu Lạnh của Truman Capote, một phóng sự viết năm 1965, tác phẩm đã xóa nhòa sự phân biệt giữa văn chương cao cấp và văn báo chí, và mới đây được quay thành phim. 

Tương tự, văn học Mỹ ngày nay cũng đa dạng, phong phú, và chuyển biến rất ngoạn mục.  Khắp các vùng miền đều có những tiếng nói mới xuất hiện, thách thức các ý tưưởng cũ và thích nghi văn học truyền thống của nhóm mình cho phù hợp với tình hình thay đổi của đời sống trong cả nước.  Sự thăng tiến về kinh tế và xã hội đã cho phép các nhóm trước đây không có tiếng nói nhiều nay có thể diễn bày, truyền đạt đầy đủ hơn, cùng lúc các phát kiến mới về kỹ thuật cũng đã cho phép diễn đàn công luận hoạt động với tốc độ nhanh.  Các câu lạc bộ đọc sách nở rộ, hội chợ sách, lễ hội văn học, và các cuộc “thi diễn đọc thơ”  (ở đấy các nhà thơ trẻ có thể tham dự và đọc thi phẩm của mình) đều thu hút được sự tham gia nhiệt tình của khán giả.  Việc một câu lạc bộ sách chọn giới thiệu một tác phẩm mới có thể đưa một tác giả vô danh vào ánh sáng chói ngời trên văn đàn chỉ qua một đêm.

Vào một ngày Chủ nhật điển hình danh sách các sách bán chạy nhất đăng trong mục Điểm Sách của New York Thời Báo chứng minh cho ta thấy tính đa dạng phong phú của toàn cảnh văn học Hoa kỳ hiện nay.  Thí dụ vào tháng Giêng năm 2006 danh mục sách có bìa mềm bán chạy nhất gồm có “thể loại”/genre tiểu thuyết hư cấu –tiểu thuyết diễm tình gợi dục của Nora Roberts, truyện trinh thám của John Grisham, các truyện án mạng ly kỳ bí ẩn –bên cạnh sách phóng sự (không hư cấu) khoa học của nhà nhân chủng học Jared Diamond, sách về xã hội học cho quần chúng đọc của tác giả Malcolm Gladwell viết cho tạp chí Người New York cùng những chuyện kể về cai nghiện và tội phạm hình sự.  Trong thể loại sau cùng phải nhắc đến việc in lại tác phẩm tiên phong Máu Lạnh của Truman Capote, một phóng sự viết năm 1965, tác phẩm đã xóa nhòa sự phân biệt giữa văn chương cao cấp và văn báo chí, và mới đây được quay thành phim.  

Sách của các tác giả không phải người Mỹ và sách viết về các chủ đề quốc tế cũng rất nổi bật trong danh mục sách bán chạy nhất này.  Tiểu thuyết đau thương nhức nhối của nhà văn Khaled Hosseini người Mỹ gốc Afghan, tựa đề Người Thả Diều, kể về những người bạn từ thời thơ ấu ở Kabul phải xa lìa nhau dưới sự cai trị của Taliban.  Trong khi đó quyển hồi ký của Azar Nafisi, tựa đề Đọc Truyện Lolita ở Teheran, chua chát kể lại việc dạy những tác phẩm lớn trong nền văn học phương Tây cho các thanh nữ ở Iran.  Một quyển tiểu thuyết thứ ba, Hồi Ký Một Kỳ Nữ  của tác giả Arthur Golden (đã được chuyển thành phim) kể về cuộc đời của một kỳ nữ Nhật bản trong Thế chiến thứ hai.

Thêm vào đó, danh mục sách bán chạy nhất cũng cho thấy chủ đề tôn giáo rất được quần chúng mến chuộng.  Thể theo Tuần Báo của Các Nhà Xuất Bản, năm 2001 là năm đầu tiên các sách về chủ đề Ky tô giáo dẫn đầu danh mục sách bán về cả hai thể loại tiểu thuyết và phóng sự.  Trong số các sách bìa cứng bán chạy nhất vào một ngày Chủ nhật tiêu biểu năm 2006 chúng ta thấy có tiểu thuyết Mật Mã Da Vinci của Dan Brown và chuyện Chúa Jesus: Ra Khỏi Ai cập của Anne Rice.

Ngoài danh mục sách bán chạy của tạp chí Times, các chuỗi tiệm sách cũng có những gian bán sách dành riêng cho các tôn giáo chính như Ky tô giáo, Hồi giáo, Do thái giáo/Judaism, Phật giáo và thỉnh thoảng cả Ấn độ giáo. 

Trong gian bán sách về Văn học Phụ nữ ở các hiệu sách ta có thể tìm thấy các tác phẩm của những nhà văn ủng hộ nữ quyền thuộc làn ”Sóng thứ Ba” của phong trào này, tức phong trào gồm các phụ nữ trẻ độ tuổi 20 – 30 lớn lên trong kỷ nguyên bình đẳng xã hội đã được thừa nhận rộng rãi ở Mỹ.   Các nhà văn ủng hộ nữ quyền cảm thấy mình có đủ thực lực để nhấn mạnh tính cách cá nhân trong mọi lựa chọn của người phụ nữ.  Trong tâm thức quần chúng họ thường được gắn kết với vai trò phụ nữ truyền thống, với việc nuôi con, làm đẹp/”phấn son” và theo phong cách “phụ nữ,” những thanh nữ này đã tự xưng lại mình là “cô gái” của mình –một số từ chối không gọi mình là người tranh đấu cho nữ quyền.  Cái thường được gọi là “văn học của nữ giới” /”chick lit” quả đã đâm chồi nảy lộc thật tốt.  Quyển Nhật Ký Của Bridget Jones của tác giả Helen Fielding người Anh và tác phẩm Giới Tính và Thành Thị của Candace Bushnell viết về những phụ nữ độc thân ở thị thành ấp ủ trong lòng tình cảm lãng mạn có lẽ đã sản sinh ra một thể loại văn học mới với các nữ sĩ trẻ.

Các tác giả viết ký sự cũng khảo sát về hiện tượng sau phong trào nữ quyền/hậu feminism này.  Tác phẩm Huyền Thoại Mẹ (2004) cu6a Susan Douglas và Meredith Michaels phân tích vai trò của truyền thông trong “cuộc chiến của các bà mẹ,” trong khi đó quyển ManifestA: Thanh Nữ, Phong Trào Nữ Quyền, và Tương Lai (2000) sinh động của hai tác giả Jennifer Baumgardner và Amy Richards bàn về vấn đề phụ nữ dấn thân đấu tranh trong thời đại Internet.  Caitlin Flanagan, một người viết bài cho các tạp chí tự xưng là người “chống phong trào nữ quyền” đã khảo sát mối xung đột giữa đời sống gia đình và đời sống chức nghiệp nơi phụ nữ.  Bài nghị luận bà viết cho tờ Atlantic tựa đề “Chế độ nông nô đã cứu phong trào đấu tranh của phụ nữ như thế nào” năm 2004, kể việc các phụ nữ chức nghiệp dựa vào lớp phụ nữ di dân thuộc tầng lớp thấp kém trong xã hội chăm sóc con cho mình, đã khơi ngòi cho một cuộc tranh luận quy mô lớn.

Rõ ràng văn học Mỹ sang thế kỷ 21 đã trở nên dân chủ hơn và đa dạng đa văn hóa hơn.  Văn chương đặc thù từng vùng nở rộ, và các nhà văn quốc tế hay “toàn cầu” đã phản hồi lại nền văn hóa Mỹ từ góc độ nhìn của người nước ngoài.  Sáng tác về chủ đề đa chủng tiếp tục khai thác các nguồn mạch phong phú, và càng chín muồi, nền văn học của từng sắc dân càng tạo dựng được truyền thống văn học riêng của mình.  Các phóng sự và hồi ký đầy sáng tạo ra đời nhiều.  Thể loại truyện ngắn trở nên sáng giá, và loại “truyện ngắn” rất ngắn đã bắt đầu bén rễ.  Một thế hế kích tác gia mới vẫn tiếp tục truyền thống kịch nghệ Mỹ là khào sát các vấn đề xã hội hiện thời để đưa lên sân khấu.  Khái lược văn học sử Mỹ này không thể có đủ chỗ để nói trọn vẹn đầy đủ hết về tính đa văn hóa rạng rỡ chói ngời của nền văn học Mỹ ngày nay.  Thay vào đó, chúng ta chỉ có thể nói khái quát về sự phát triển nó và những tác giả tiêu biểu. 

  

   

 

 

 

 

 

 

 

 

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.