Friday, November 12, 2021

Chương 10: Văn Học Mỹ Đương Đại --Truyện ngắn: Các Hướng Đi Mới

Gần cuối thập niên 1970 thể loại truyện ngắn ít nhiều bắt đầu bị lu mờ.  Các truyện hư cấu thử nghiệm, nhấn mạnh nhắc nhở người đọc rằng họ đang đọc hoặc xem một sáng tác hư cấu, trước đây từng được sáng tác bởi các tác giả như Donald Barthelme, Robert Coover, John Barth, và William Gass, nay không còn dẫn đầu tiên phong nữa.   Các tuần báo có số lưu hành lớn, trước đây từng đăng các truyện ngắn như tuần báo Tối Thứ Bảy, bị suy sụp.   Phải đợi đến khi có một người ngoài (nhóm văn sĩ viết truyện ngắn), từ bờ Tây Bắc Thái bình dương, gan góc dạn dày kiểu Ernest Hemmingway, truyện ngắn mới hồi sinh lại.  Raymond Carver (1938-1988), học trò của cố tiểu thuyết gia John Gardner, đã thấm nhập lòng đam mê của John Gardner về nền văn nghệ dễ tiếp cận hòa lẫn với một cái nhìn đạo đức.  Từ một người nghiện rựợu bần hàn, Carver nỗi lên thành nhà viết truyện ngắn ảnh hưởng nhất ở Mỹ.  Trong các tập truyện ngắn Xin Làm Ơn Giữ Yên Lặng  (1976), Chúng Ta Nói Về Điều Gì Khi Chúng Ta Nói Về Tình Yêu? (1981), Giáo Đường (1983), Từ Nơi Tôi Gọi Về (1988), bằng một ngòi bút đơn giản hết sức, chỉ gợi ý mà không nói nhiều nhưng lại có sức tác động vô cùng lớn, Carver đã lần theo bước các công nhân lúng túng với việc làm bế tắc không lối thoát của họ, qua những cơn say lúy túy trong các căn phòng trọ.

Liên quan đến Carver có tiểu thuyết gia và nhà viết truyện ngắn Ann Beattie (1947-), với các nhân vật trung lưu thường sống cuộc đời không mục đích.   Truyện của bà hay nhắc đến các biến cố lịch sử và những bài hát được yêu chuộng, và thỉnh thoảng cho ta vài cái nhìn cô đọng về đời sống nước Mỹ không ngừng thay đổi từ thập niên này qua thập niên kia.  Các tập truyện gần đây nhật của bà gồm Thành Phố Công Viên (1998), và Nhớ Lại Trọn Vẹn (2001).

Nhờ Carver và Beattie gợi nguồn cảm hứng, từ giữa thập niên 1980 các nhà văn đã sáng tác được nhiều tập truyện hiện thực mới để lại nhiều ấn tượng, gồm truyện Lý Do Để Sống (1985) của Amy Hempel, Nhảy Múa Trong Gia Đình (1984) của David Leavitt, Suối Đá  (1987) của Richard Ford, Shiloh và Những Truyện Ngắn Khác  (1982) của Bobbie Ann Mason, và Tự Giúp Mình (1985) của Lorrie Moore.
Những gương mặt đáng kể khác gồm cố văn sĩ Andre Dubus, tác giả tập truyện ngắn Nhảy Ngoài Giờ (1996), và nhà văn sáng tác không mệt mỏi John Updike với các tập truyện ngắn mới đây của ông trong đó có tập Kiếp Sau và Các Truyện Ngắn Khác (1994).

Ngày nay, như sẽ được bàn đến ở phần sau của chương sách này, các nhà văn da màu và văn sĩ từ nhiều nước trên thế giới đã đem lại cho thể loại truyện ngắn những cách tiếp cận không theo kiểu Tây phương mà mang tính bộ lạc, thổ dân, và truyện ngắn được người ta quan tâm đọc hay phê bình nhiều hơn. Loại truyện nguyên tuyền linh hoạt vẫn là nền tảng cho nhiều dạng truyện ngắn biến thái: truyện viết ra bằng cách liên kết các truyện ngắn và đoản khúc/vignette lại với nhau, và dạng sáng tác phi hư cấu/creative nonfiction đan dệt lịch sử và đời riêng vào tiểu thuyết hư cấu.

 

 

 

Chú Thích:

Metafiction is a form of fiction which emphasises its own constructedness in a way that continually reminds the audience to be aware they are reading or viewing a fictional work. Wikipedia

Siêu tiểu thuyết là dạng tiểu thuyết (văn hư cấu) nhấn mạnh viêc tác phẩm được tạo dựng nên qua đó luôn nhắc nhở độc giả mình đang đọc, đang xem một tác phẩm hư cấu, chứ không phải trực tiếp thấy một mảnh đời có thực hay nhìn thế giới qua khung cửa sổ thu hẹp. [The status of a text (in any medium) as something created, authored, composed, framed, mediated, and/or edited rather than being an unmediated slice of life or a window on the world (see magic window)]. 

 

 

 

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.